Lương giảng viên đại học 2024 đã được cải thiện đáng kể so với các năm trước. Vậy, cụ thể Bộ Giáo dục xếp mức lương như thế nào? Thắc mắc này của bạn đọc sẽ được website Vieclamgiaovien.net giải đáp cụ thể trong bài viết sau.
Lương giảng viên đại học tại trường đại học công lập
Giảng viên đại học lương bao nhiêu? Quy định về lương giáo viên, viên chức tại trường đại học được nêu rõ tại Điều 10 thuộc Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT.
- Với giảng viên cao cấp xếp hạng 1: Mức lương áp dụng hệ số loại A3 từ lương 6.20 đến 8.00.
- Với giảng viên chính xếp hạng 2: Mức lương áp dụng hệ số loại A2, nhóm 1 hệ số lương từ 4.40 đến 6.78.
- Với giảng viên xếp hạng 3, trợ giảng xếp hạng 3: Mức lương áp dụng hệ số loại A1 từ hệ số lương 2.34 đến 4.98.
Công thức tính mức lương giáo viên đại học sẽ là: Hệ số lương x Mức lương cơ sở giáo viên nhận. Trong đó, lương cơ sở dành cho giảng viên đại học là 1.8 triệu đồng.
Bảng lương giảng viên đại học là người lao động
Nhiều người thắc mắc rằng làm giảng viên đại học có giàu không? Câu trả lời chính là tùy thuộc vào thâm niên, vị trí và nơi công tác của mỗi giảng viên. Hiện có không ít giảng viên đã ký hợp đồng lao động với trường đại học, cao đẳng. Tức họ thuộc diện giảng viên hợp đồng lao động, không xếp lương theo hệ số hay mức lương cơ sở.
Toàn bộ chế độ lương thưởng của đội ngũ giảng viên này sẽ được thỏa thuận trước với hiệu trưởng trường đại học đó. Thông tin sẽ được điền cụ thể trong hợp đồng lao động. Thực tế, mức lương giảng viên đại học theo hợp đồng có thể cao hoặc thấp. Tuy nhiên không được thấp hơn so với lương tối thiểu vùng sau:
- Vùng I: Mức lương tối thiểu giảng viên nhận được là 4.680.000 đồng/tháng.
- Vùng II: Mức lương tối thiểu giảng viên nhận được là 4.160.000 đồng/tháng.
- Vùng III: Mức lương tối thiểu giảng viên nhận được là 3.640.000 đồng/tháng.
- Vùng IV: Mức lương tối thiểu giảng viên nhận được là 3.250.000 đồng/tháng.
Yêu cầu trình độ giảng viên đại học như thế nào?
Hiện nay, hệ số lương giảng viên chính tại các trường đại học chính quy đã được cải thiện cao hơn. Vậy, yêu cầu trình độ giảng viên đại học như thế nào để có được lương tốt?
Viên chức trong hệ thống trường đại học công lập
Bên cạnh nắm rõ lương giảng viên đại học bao nhiêu? Nhiều bạn còn muốn tìm hiểu về yêu cầu trình độ viên chức ở hệ thống trường đại học công lập. Điển hình như:
- Với giảng viên cao cấp: Tiến sĩ có bằng phù hợp với chuyên ngành và vị trí giảng dạy. Đồng thời giảng viên đó phải có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên hạng I cao cấp.
- Với giảng viên chính: Có trình độ từ thạc sĩ trở lên và sở hữu bằng phù hợp với chuyên ngành, vị trí giảng dạy. Bên cạnh đó, giảng viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng về chức danh giảng viên hạng II chính.
- Với giảng viên: Có trình độ từ thạc sĩ trở lên và sở hữu bằng phù hợp với chuyên ngành, vị trí trực tiếp giảng dạy. Ngoài ra, giảng viên đó còn có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên xếp hạng III.
- Với trợ giảng: Cử nhân mới tốt nghiệp đại học trở lên, sở hữu bằng phù hợp với chuyên ngành giảng dạy.
Yêu cầu về trình độ viên chức các trường cao đẳng công lập
Mức lương giảng viên đại học, cao đẳng cao hay thấp sẽ phụ thuộc lớn vào trình độ của viên chức đó. Vậy với giảng viên tại trường cao đẳng công lập cần có những yêu cầu nào?
- Với giảng viên cao cấp: Trình độ tiến sĩ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên CĐ cao cấp xếp hạng I.
- Với giảng viên chính: Trình độ thạc sĩ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên CĐ cao cấp xếp hạng II.
- Với giảng viên CĐ, sư phạm: Trình độ thạc sĩ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ bồi dưỡng chức danh giảng viên CĐ cao cấp xếp hạng III.
Tổng kết:
Theo vieclamgiaovien.net, mức lương giảng viên đại học chính quy sẽ được chia theo 2 dạng chính. Bao gồm dạng viên chức tại trường đại học, sư phạm công lập và dạng người lao động. Căn cứ vào mỗi hình thức và trình độ cụ thể của mỗi giảng viên sẽ có mức lương cụ thể.