Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và cách đánh giá 2024

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Mỗi năm, cô giáo/thầy giáo đều phải tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp của mình dựa theo quy định trong thông tư số 20/2018/TT-BGĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đối với những thầy cô giáo mới vào nghề sẽ còn khá bỡ ngỡ với vấn đề này. Do đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học là gì và việc làm này mang đến ý nghĩa như thế nào ngay đây.

Đôi nét về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học chính là hệ thống đánh giá năng lực, kinh nghiệm, kỹ năng, phẩm chất cùng những yếu tố khác của người giáo viên thông qua những yêu cầu cơ bản như:

Chuẩn nghề nghiệp dùng để đánh giá phẩm chất, năng lực giáo viên
Chuẩn nghề nghiệp dùng để đánh giá phẩm chất, năng lực giáo viên
  • Phẩm chất chính trị
  • Đạo đức nghề nghiệp
  • Kiến thức vững vàng
  • Kỹ năng sư phạm thuần thục
  • Lối sống tích cực lành mạnh

Các giáo viên bậc tiểu học phải đạt được những yếu tố này để đáp ứng mục tiêu đã đề ra của bậc giáo dục tiểu học.

Hiện nay, chuẩn nghề nghiệp dành cho giáo viên tiểu học đã được điều chỉnh để phù hợp với xã hội, điều kiện kinh tế cũng như mục tiêu của ngành giáo dục tiểu học trong từng giai đoạn. Dựa theo quy định cụ thể tại Chương II Quy định ban hành kèm thông tư 20, để đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên tiểu học, thầy – cô giáo sẽ tự đánh giá dựa trên 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Thông tin chi tiết sẽ được trình bày trong phần tiếp theo dưới đây.

Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo

Giáo viên cân tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng phong cách nhà giáo, chia sẻ kinh nghiệm, giáo viên rèn luyện. Trong tiêu chuẩn 1, giáo viên cần đạt 2 tiêu chí sau:

Tiêu chí 1: Đạo đức nhà giáo

  • Mức đạt: Thực hiện nghiệm túc các quy định của nhà giáo về đạo đức 
  • Mức khá: Có tinh thần tự học cao, luôn chủ động phấn đấu, rèn luyện và không ngừng nâng cao phẩm chất giáo viên.
  • Mức tốt: Là tấm gương sáng luôn hỗ trợ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, mẫu mực đạo đức nhà giáo trong việc rèn luyện đạo đức.
Giáo viên cần là tấm gương sáng trong việc rèn luyện đạo đức
Giáo viên cần là tấm gương sáng trong việc rèn luyện đạo đức

Tiêu chí 2: Phong cách nhà giáo

  • Mức đạt: Tác phong và cách thức làm việc phù hợp với ngành giáo dục
  • Mức khá: Có ý thức tốt trong việc tự rèn luyện, xây dựng tác phong nhà giáo, tạo ảnh hưởng tốt đối với học sinh.
  • Mức tốt: Tấm gương mẫu mực, có ảnh hưởng tốt và luôn hỗ trợ đồng nghiệp.

Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn và nghiệp vụ

Tiêu chuẩn 2 để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học gồm 5 tiêu chí sau:

Tiêu chí 3: Phát triển chuyên môn bản thân

  • Mức đạt: Đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Hoàn thành tốt các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức theo quy định. Xây dựng kế hoạch học tập thường xuyên, có định hướng cụ thể trong việc bồi dưỡng và phát triển chuyên môn bản thân.
  • Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật những thay đổi trong kiến thức chuyên môn. Lựa chọn phương pháp, hình thức, nội dung học tập sáng tạo. Luôn nâng cao và bồi dưỡng năng lực chuyên môn.
  • Mức tốt: Sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp trong việc phát triển chuyên môn bản thân. Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ bản thân để đáp ứng nhanh chóng với sự đổi mới giáo dục.

Tiêu chí 4: Xây dựng kế hoạch giáo dục & dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh

  • Mức đạt: Xây dựng kế hoạc giáo dục và dạy học đạt chuẩn
  • Mức khá: Chủ động điều chỉnh kế hoạch giáo dục, dạy học theo điều kiện thực tế tại cơ sở công tác và địa phương.
  • Mức tốt: Hỗ trợ và hướng dẫn đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, dạy học.
Xây dựng kế hoạch giảng dạy theo năng lực của từng học sinh
Xây dựng kế hoạch giảng dạy theo năng lực của từng học sinh

Tiêu chí 5: Sử dụng phương pháp giáo dục, dạy học về phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

  • Mức đạt: Áp dụng đúng các phương pháo giáo dục, dạy học về phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
  • Mức khá: Chủ động vận dụng linh hoạt, cập nhật tính hiệu quả của các phương pháp giáp dục để đáp ứng yêu cầu đổi mới dựa theo điều kiện thực tế.
  • Mức tốt: Chủ động hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong việc vận dụng các phương pháp giáo dục – dạy học nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất đạo đức cho học sinh.

Tiêu chí 6: Đánh giá, kiểm tra hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh

  • Mức đạt: Có sử dụng những phương pháp trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của từng học sinh.
  • Mức khá: Chủ động vận dụng sự sáng tạo và kết hợp thêm nhiều hình thức, công cụ, phương pháp khác trong việc kiểm tra tiến bộ về năng lực, phẩm chất học sinh.
  • Mức tốt: Hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai các phương pháp đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh.

Tiêu chí 7: Hỗ trợ và tư vấn học sinh

  • Mức đạt: Nắm vững các quy tắc trong công tác hỗ trọ, tư vấn cho học sinh. Biết cách lồng ghép vào các hoạt động hỗ trợ, tư vấn học sinh vào trong hoạt động dạy học.
  • Mức khá: Thực hiện các biện pháp hỗ trợ và tư vấn hiệu quả, phù hợp với nhu cầu, tính cách của từng học sinh trong quá trình giảng dạy.
  • Mức tốt: Luôn sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động hỗ trợ và tư vấn hiệu quả khi dạy học.
Luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho học sinh
Luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho học sinh

Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục 

Tiêu chuẩn 3 trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học chính là xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn và phòng chống các hành vi bạo lực học đường.

Tiêu chí 8: Xây dựng văn hoá nhà trường

  • Mức đạt: Thực hiện đúng theo các quy tắc, nội quy trong văn hoá ứng xử của nhà trường.
  • Mức khá: Đề xuất thêm các biện pháp thực hiện quy tắc văn hoá ứng xử và nội quy của nhà trường. Kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý khi có trường hợp vi phạm quy tắc nội quy văn hoá ứng xử tại lớp học, trường học.
  • Mức tốt: Cá nhân cán bộ giáo viên phải là tấm gương mẫu mực trong việc xây dựng môi trường giáo dục đúng chuẩn.

Tiêu chí 9: Thực hiện quyền dân chủ tại trường

  • Mức đạt: Thầy cô giáo tổ chức cho học sinh dùng quyền dân chủ tại trường thông qua việc thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ của bản thân, học sinh,…
  • Mức khá: Phát hiện, phản ảnh, xứ lý, ngăn chặn các hành vi vi phạm quy chế dân chủ và có biện pháp xử lý, phát huy quyền dân chủ của học sinh, bản thân.
  • Mức tốt: Hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp cách phát huy và thực hiện quyền dân chủ của học sinh, bản thân, giám hộ, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp.

Tiêu chí 10: Xây dựng, thực hiện phòng chống bạo lực học đường tại trường học

  • Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về việc phòng chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn.
  • Mức khá: Đề xuất biện pháp phòng chống bạo lực học đường và kịp thời phát hiện, phản ảnh các hành vi vi phạm quy định.
  • Mức tốt: Lá tấm gương điển hình trong việc xây dựng và thực hiện, chia sẻ kinh nghiệm trong vấn đề phòng chống bạo lực học đường.
Phòng chống bạo lực học đường
Phòng chống bạo lực học đường

Tiêu chuẩn 4: Phát triển quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội

Dưới đây là các tiêu chí quan trọng trong mục tiêu chuẩn 4 về chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.

Tiêu chí 11: Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành với cha mẹ, người giám hộ hoặc người có liên quan

  • Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành với cha mẹ, người giám hộ và người có liên quan.
  • Mức khá: Xây dựng mới quan hệ lành mạnh, tin tưởng đối với cha mẹ, người giám hộ và người có liên quan.
  • Mức tốt: Đề xuất với nhà trường các biện pháp đẩy mạnh và tăng cường sự phối hợp của cha mẹ, người giám hộ và người có liên quan.

Tiêu chí 12: Phối hợp nhà trường – xã hội – gia đình để dạy học cho học sinh

  • Mức đạt: Cung cấp đầy đủ các thông tin về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh tại lớp. Tiếp nhận thêm thông tin liên quan đến việc học tập, rèn luyện của học sinh từ phía cha mẹ, người giám hộ.
  • Mức khá: Chủ động phối hợp với cha mẹ hay người giám hộ, đồng nghiệp để đưa ra biện pháp hỗ trợ, động viên, hướng dẫn học sinh thực hiện theo chương trình giáo dục, học tập.
  • Mức tốt: Giải quyết nhanh chóng các thông tin tiếp nhận về học sinh từ phía cha mẹ, người giám hộ và các bên liên quan.
Phối hợp cùng cha mẹ trong việc dạy học cho học sinh
Phối hợp cùng cha mẹ trong việc dạy học cho học sinh

Tiêu chí 13: Phối hợp nhà trường – xã hội – gia đùnh để giáo dục lối sống, đạo đức cho học sinh

  • Mức đạt: Cung cấp các thông tin quy tắc ứng xử văn hoá, nội quy nhà trường đến người giám hộ, cha mẹ và bên liên quan.
  • Mức khá: Chủ động phối hợp với cha mẹ – người giám hộ, bên liên quan và đồng nghiệp để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
  • Mức tốt: Giải quyết các thông tin nhận được từ cha mẹ, người giám hộ và bên liên quan.

Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ và tiếng dân tộc, úng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy

Tiêu chuẩn 5 gồm 2 tiêu chí đánh giá quan trọng sau:

Tiêu chí 14: Sử dụng ngoại ngữ, tiếng dân tộc

  • Mức đạt: Sử dụng các loại ngoại ngữ đơn giản. Nếu làm việc tại những vị trí có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc thì cần nói tiếng dân tộc.
  • Mức khá: Trao đổi thông tin trong những chủ đề đơn giản bằng loại ngoại ngữ thức 2 hoặc tiếng dân tộc ở những vị trí cần nói tiếng dân tộc.
  • Mức tốt: Có khả năng viết, trình bày đoạn văn chủ đề quen thuộc bằng ngoại ngữ thứ 2 hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí đặc biệt.

Tiêu chí 15: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các thiết bị công nghệ trong giáo dục và dạy học

  • Mức đạt: Sử dụng các phần mềm cơ bản và thiết bị công nghệ trong công tác giáo dục, dạy học và quản lý học sinh theo đúng quy định. Hoàn thành các khoá đào tạo, bồi dưỡng và khai thác ứng dụng cơ bản về thiết bị công nghệ.
  • Mức khá: Ứng dụng tốt học liệu số và công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Cập nhật nhanh chóng các phần mềm hiệu quả và khai thác sức mạnh của thiết bị công nghệ trong việc giáo dục.
  • Mức tốt: Hỗ trợ và hướng dẫn đồng nghiệp khác nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy

Cách đánh giá, xếp loại dựa trên chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học

Các giáo viên tiểu học sẽ tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo chu kì 1 năm 1 lần và vào thời điểm cuối năm. Với những người đứng đầu cơ sở giáo dục sẽ đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo chu kỳ 2 năm 1 lần vào cuối năm. Kết quả đánh giá sẽ được xếp loại theo quy định tại Điều 10, cụ thể:

  • Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mức tốt: Các tiêu chí đạt mức độ khá trở lên, tối thiểu ⅔ tiêu chí đạt mức tốt. Trong đó, tiêu chí về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ phải từ mức khá trở lên.
  • Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mức đạt: Các tiêu chí đều đạt từ mức đạt trở lên.
  • Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Các tiêu chí được đánh giá là chưa đạt khi không đáp ứng được yêu cầu của tiêu chí đó.

Thông qua chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, các thầy cô giáo sẽ có cơ hội nhìn nhận rõ về năng lực, phẩm chất của mình. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nhà trường, các trung tâm giáo dục đưa ra chính sách, chế độ đãi ngộ và quyền lợi xứng đáng với người giáo viên. Mong rằng những thông tin vừa nêu phía trên của vieclamgiaovien.net đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên bậc tiểu học.

Trần Phương Linh

Trần Phương Linh là người sáng lập và chủ sở hữu của trang web vieclamgiaovien.net, một nền tảng tuyển dụng hàng đầu cho lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam. Với sự tận tâm và đam mê với lĩnh vực này, cô đã xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ kết nối giữa nhà tuyển dụng và hệ thống giáo viên. Thông tin chi tiết:
  • Email: [email protected]
  • Học vấn: Cử nhân Giáo dục Tiểu học - Khoa Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Địa chỉ: 95 Nguyễn Thị Thập, Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Vietnam