Tiêu chí đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới nhất từ Bộ Giáo dục nước ta như thế nào? Đây là nghề giáo dục đặc thù và rất nhạy cảm, đòi hỏi người giáo viên phải thật sự yêu trẻ, kiên nhẫn và có chuẩn mực đạo đức tốt. Để vừa theo được nghề lâu dài vừa được trò yêu quý, phụ huynh tin tưởng. Mời bạn đọc cùng Vieclamgiaovien.net điểm qua bộ tiêu chí đánh giá nghề giáo viên mầm non chuẩn dưới đây.
1. Phẩm chất đạo đức và phong cách của giáo viên mầm non
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là bộ tiêu chuẩn tổng hợp các tiêu chí đánh giá về đạo đức, phẩm chất chính trị, lối sống, kỹ năng và kiến thức nghiệp vụ của một giáo viên mầm non. Cụ thể:
1.1. Về phẩm chất đạo đức của giáo viên mầm non
Đạo đức nhà giáo mầm non sẽ được chia làm 3 mức cơ bản:
- Mức đạt: Giáo viên thực hiện đầy đủ mọi quy định về đạo đức của nghề giáo.
- Mức khá: Giáo viên có ý thức trong việc tự học và tự rèn luyện. Phấn đấ để nâng cao phẩm chất đạo đức của một giáo viên mầm non nói riêng và nhà giáo nói chung.
- Mức tốt: Giáo viên là tấm gương mẫu mực về đạo đức của nghề giáo. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình rèn luyện đạo đức.
1.2. Về phong các giáo viên mầm non
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non không thể bỏ qua tiêu chí này. Phong cách giáo viên mầm non được dựa vào 3 mức cơ bản sau:
- Mức tốt: Người giáo viên mầm non phải là tấm gương mẫu mực về phong cách làm việc khoa học. Có sự gần gũi, tôn trọng trẻ nhỏ và quý bậc phụ huynh. Mặt khác, giáo viên có ảnh hưởng tốt, hỗ trợ đồng nghiệp tận tình trong hình thành phong cách nhà giáo.
- Mức khá: Người giáo viên mầm non cần có ý thức trong tự rèn luyện và tạo dựng phong cách làm việc logic. Mặt khác gần gũi với trẻ và tôn trọng phụ huynh.
- Mức đạt: Giáo viên cần có tác phong làm việc phù hợp với công việc của mình.
2. Khả năng phát triển chuyên môn và nghiệp vụ giáo viên mầm non
Tiêu chí tiếp theo để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Đó chính là nắm vững chuyên môn lẫn nghiệp vụ sư phạm. Đồng thời cập nhật thường xuyên và nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động về nuôi dưỡng. Chăm sóc và giáo dục phát triển đạo đức, thể chất toàn diện của trẻ em đúng theo chương trình giáo dục mầm non.
- Mức tốt: Hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn đồng nghiệp trong phát triển chuyên môn nghiệp vụ.
- Mức khá: Lên kế hoạch học tập và bồi dưỡng phù hợp với đúng điều kiện bản thân. Bên cạnh đó, giáo viên mầm non cần phải cập nhật kiến thức chuyên môn lẫn yêu cầu đổi mới về hình thức, phương pháp tổ chức chăm sóc và giáo dục trẻ nhỏ. Nâng cao chất lượng về chăm sóc và giáo dục trẻ hiện nay.
- Mức đạt: Người giáo viên mầm non đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định. Đồng thời tham gia hoàn tất đủ các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành.
3. Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non thể kế hoạch
Tiêu chí thứ 3 để đánh giá chuẩn nghề giáo viên mầm non chính là xây dựng kế hoạch cụ thể về nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc theo hướng toàn diện trẻ.
- Mức tốt: Trực tiếp tham gia phát triển chương trình giáo dục do nhà trường tổ chức. Đồng thời hỗ trợ đồng nghiệp xây dựng kế hoạch chăm sóc và giáo dục. Hướng đến phát triển trẻ em toàn diện, phù hợp điều kiện thực tiễn.
- Mức khá: Có sự chủ động trong điều chỉnh kế hoạch giáo dục, chăm sóc trẻ toàn diện linh hoạt.
- Mức đạt: Giáo viên mầm non xây dựng kế hoạch chăm sóc và giáo dục trẻ theo đúng chương trình và phù hợp nhu cầu phát triển của trẻ.
4. Tiêu chí quan sát và đánh giá của giáo viên
- Mức tốt: Thấu hiểu và hỗ trợ đồng nghiệp trong quá trình vận dụng phương pháp quan sát, đánh giá sự phát triển của trẻ nhỏ. Mặt khác, giáo viên mầm non sẽ tham gia hoạt động đánh giá ngoài ở hệ thống giáo dục mầm non.
- Mức khá: Giáo viên mầm non có sự chủ động và vận dụng linh hoạt hình thức, phương pháp và công cụ đánh giá sự phát triển trẻ em khách quan. Nhanh chóng có sự điều chỉnh phù hợp với kế hoạch chăm sóc và giáo dục của bản thân.
- Mức đạt: Áp dụng phương pháp quan sát, đánh giá trẻ nhằm điều chỉnh kịp thời các hoạt động chăm sóc và giáo dục.
5. Đánh giá giáo viên mầm non thực hiện quyền dân chủ trong trường
- Mức tốt: Giáo viên mầm non tham gia hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện quy định về quyền trẻ em. Đồng thời phát huy tối đa quyền dân dủ của mình, đồng nghiệp, trẻ em và quý phụ huynh trong nhà trường.
- Mức khá: Tham gia đề xuất biện pháp bảo vệ quyền trẻ em. Mặt khác, phát huy quyền dân chủ của bản thân, trẻ, phụ huynh trẻ và đồng nghiệp trong nhà trường. Mặt khác, giáo viên mầm non sẽ phát hiện để đề xuất các biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời mọi hành vi vi phạm quy chế dân chủ nhà trường.
- Mức đạt: Giáo viên cần thực hiện đúng quy định về quyền trẻ em, quyền dân chủ bản thân, trẻ, đồng nghiệp, người giám hộ trẻ trong phạm vi nhà trường.
6. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non qua sự phối hợp với phụ huynh
- Mức tốt: Giáo viên mầm non sẽ chia sẻ và hỗ trợ kỹ năng, kiến thức trong thực hiện quy định quyền trẻ em cho người bảo hộ trẻ lẫn cộng cồng. Mặt khác, tham gia đề xuất giải pháp tăng cường phối hợp với cha mẹ để bảo vệ quyền trẻ em. Đồng thời hỗ trợ xử lý kịp thời thông tin từ bố mẹ trẻ liên quan đến quyền trẻ em.
- Mức khá: Giáo viên mầm non có sự chủ động trong phối hợp với người giám hộ trẻ để bảo vệ tốt nhất quyền trẻ em.
- Mức đạt: Giáo viên tham gia xây dựng mối quan hệ tôn trọng, hợp tác với phụ huynh trẻ thực hiện đầy đủ mọi quy định về quyền trẻ em.
7. Thể hiện khả năng nghệ thuật trong dạy trẻ mầm non
- Mức đạt: Thể hiện rõ khả năng trong múa, âm nhạc, tạo hình và văn học nghệ thuật trong quá trình giáo dục và chăm sóc trẻ của giáo viên mầm non.
- Mức khá: Vận dụng sáng tạo các loại hình âm nhạc, văn học nghệ thuật đơn giản, tạo hình vào hoạt động giáo dục và chăm sóc phù hợp với trẻ mầm non. Bên cạnh đó, giáo viên còn tổ chức nhiều hoạt động ngày hội, nghệ thuật và lễ cho trẻ.
- Mức tốt: Tham gia xây dựng môi trường giáo dục trẻ đậm tính nghệ thuật nhóm lớp mầm non. Bên cạnh đó, giáo viên còn chia sẻ và phối hợp với đồng nghiệp thể hiện khả năng nghệ thuật trong giáo dục trẻ.
8. Đánh giá chuyên môn trong ứng dụng công nghệ
- Mức đạt: Chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp trong việc nâng cao kỹ năng dùng công nghệ thông tin vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm lớp.
- Mức khá: Lên được các bài giảng điện tử sinh động, trực quan. Đồng thời ứng dụng thiết bị công nghệ đơn giản để phục vụ hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ.
- Mức tốt: Giáo viên chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp trong nâng cao kỹ năng dùng công nghệ thông tin vào chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
Trên đây là một số tiêu chí vieclamgiaovien.net đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non để các bạn nắm rõ. Để trở thành một giáo viên mầm non tốt, ngoài kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, bạn còn phải có phẩm chất đạo đức tốt và khéo léo trong ứng xử.