Giảng viên thanh nhạc là một công việc khá đặc thù và kén học viên vì có bộ yêu cầu cao về kỹ năng. Bài viết hôm nay, Vieclamgiaovien.net sẽ chia sẻ cho bạn đọc được nắm rõ kiến thức, kỹ năng cần có ở một giáo viên thanh nhạc. Đồng thời bật mí thêm nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền lợi của người làm trong lĩnh vực này.
Khám phá đặc thù nghề giảng viên thanh nhạc
Giáo viên thanh nhạc cần phải có tình yêu nghệ thuật và luôn mong muốn cống hiến đam mê của mình với ngành sư phạm. Nếu bạn không có kiến thức âm nhạc thật sự sẽ không thể thành công với công việc này.
Một giáo viên thanh nhạc giỏi không chỉ dạy học viên cách suy luận nốt nhạc chính xác. Mà họ còn góp phần vào việc giáo dục và phát hiện ra gu thẩm mỹ âm nhạc cho học sinh.
Không quá khi ví công việc của giảng viên dạy hát tương tự với một diễn viên. Họ phải nỗ lực bằng sự sáng tạo, đánh thức suy nghĩ và chạm đến cảm xúc người khác. Thế nhưng, công việc của một giáo viên thanh nhạc còn được đánh giá vất vả hơn. Họ vừa độc lập trong soạn kịch bản bài hát. Vừa trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các tiết mục và đứng lớp giảng dạy.
Thường một giảng viên dạy hát sẽ đứng lớp 4-6 tiết mỗi ngày. Tiếp xúc với các thế hệ học trò khác nhau về lĩnh vực cũng như độ tuổi hoạt động. Một giảng viên dạy hát sẽ chuyên tối thiểu 1 và tối đa 2 lĩnh vực. Song họ có kiến thức, kỹ năng làm việc ở mọi lĩnh vực âm nhạc.
Công việc chính của một giảng viên thanh nhạc là gì?
- Giáo viên thanh nhạc sẽ thực hiện các bài giảng cá nhân hoặc nhóm với học trò nhằm mục đích cải thiện trình độ giọng hát của các bạn đó.
- Triển khai các bài học thanh nhạc về dùng kỹ thuật hát và lồng tiếng.
- Giảng viên dạy hát còn làm việc trực tiếp với các nghệ sĩ, ca sĩ độc tấu thuộc nhóm hợp xướng tại mỗi phần riêng lẻ. Nhất là khâu chuẩn bị tung ra những sản phẩm âm nhạc mới.
- Dạy và rèn luyện kỹ năng của người biểu diễn, tạo sự ổn định về ngữ điệu. Đồng thời phát triển thêm cảm giác cấu trúc âm sắc của học trò.
- Đứng lớp giảng dạy sinh viên kỹ năng sản xuất âm thanh thành thục. Mặt khác, hỗ trợ học trò dẫn dắt được giọng nói vào khuôn khổ của một tessitura.
- Giảng viên thanh nhạc sẽ tham gia trực tiếp vào việc thiết lập nhịp thở cho học trò về ca hát.
- Dạy học trò nhận biết hình thức âm nhạc bằng tai hoặc qua văn bản.
- Đồng thời hình thành kỹ năng nhận biết của tai thông qua hợp âm, phối khí, tiết tấu, nhịp, quãng và âm sắc.
- Giáo viên thanh nhạc còn thực hiện các buổi tương tác nhịp nhạc với đạo diễn buổi biểu diễn âm nhạc, hòa nhạc.
- Trực tiếp giám sát chất lượng hoạt động của mỗi bộ phận giọng hát riêng.
Tìm hiểu quyền lợi và trách nhiệm của một giảng viên thanh nhạc
Về quyền lợi của giáo viên thanh nhạc
- Được yêu cầu đối tác tạo điều kiện tối đa về khâu kỹ thuật và tổ chức cần thiết trong quá trình triển khai mọi hoạt động sư phạm.
- Được cung cấp đầy đủ mọi thông tin quan trọng để hoàn tất mô tả công việc của bản thân.
- Giáo viên thanh nhạc còn được làm quen với dự án của trường thanh nhạc trong điều kiện chuyên môn có thể.
- Được yêu cầu học sinh của mình đứng lớp hoàn thiện bài tập trong chương trình đào tạo.
- Được thường xuyên tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ, năng lực chuyên môn.
Về trách nhiệm cá nhân của giảng viên thanh nhạc
Giảng viên dạy hát sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với một số trường hợp cơ bản sau:
- Không tuân thủ đúng bản mô tả công việc được phía trường hay đối tác phê duyệt.
- Không tuân thủ nghiêm mọi quy định nội bộ về thời khóa biểu thống nhất từ trước với học sinh.
- Làm dụng chức vụ, quyền hạn chính thức của một giáo viên thanh nhạc.
- Gây thiệt hại về tài sản vật chất của học sinh hoặc tổ chức.
Kỹ năng và phẩm chất cần có của một giảng viên thanh nhạc
Về kỹ năng của một giáo viên thanh nhạc
- Một giáo viên thanh nhạc cần phải nắm chắc cơ sở pháp luật hiện hành về họa động văn hóa, nghệ thuật.
- Nắm chắc lý thuyết và thực tiễn kỹ năng về thanh nhạc.
- Nắm rõ lịch sử nghệ thuật về thanh nhạc cũng như sân khấu.
- Am hiểu sâu về lý thuyết lẫn thực hành các phương pháp sư phạm lĩnh vực thanh nhạc.
- Kỹ năng điều chỉnh tốt về hệ thống giọng nói.
- Có kỹ năng trong việc đạo diễn âm nhạc các đội hát sáng tạo, sản phẩm âm nhạc mới chuẩn bị ra mắt.
- Giảng viên thanh nhạc có kỹ năng dùng thiết bị tái tạo hình ảnh và âm thanh. Đồng thời chơi độc lập bất cứ loại nhạc cụ nào.
- Cần có kiến thức tốt về việc hỗ trợ thị hiếu âm nhạc học trò lẫn nhu cầu thanh nhạc của họ.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng, kiến thức nghệ thuật biểu diễn và thể hiện nó bằng một gu âm nhạc sáng tạo, thú vị.
Về phẩm chất cần có của một giảng viên thanh nhạc
- Giáo viên thanh nhạc cần có khả năng cảm thụ được tiết mục âm nhạc biểu diễn. Tự mình thiết kế và lên bài giảng sáng tạo, dễ hiểu.
- Có khả năng giảng dạy truyền cảm, thể hiện sinh động mọi cảm xúc âm nhạc có định hướng.
- Có đủ ngữ điệu bài nói cũng như sự tương tác hài hòa giữa cảm xúc, nét mặt và khả năng ứng biến trong âm nhạc.
- Giáo viên thanh nhạc còn phải là người có khả năng thâm nhập tốt vào cảm xúc, thế giới tình cảm của học trò. Hỗ trợ các bạn phát huy tối đa thế mạnh và khắc phục dần những hạn chế đang gặp phải.
Tổng kết:
Theo vieclamgiaovien.net, Giảng viên thanh nhạc là một nghề đặc thù vừa đòi hỏi bạn là người có gu âm nhạc tốt, khả năng sư phạm chỉn chu. Vừa là người khéo léo, biết truyền năng lượng lạc quan, định hướng học trò chọn đúng gu âm nhạc cũng như thị hiếu nghệ thuật trên thị trường hiện nay.